Pages

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Những chiêu lừa trước cửa phật

"Cò" đang "săn" khách
Những chiêu lừa trước cửa Phật

Thứ Hai, ngày 28/02/2011, 16:11
(Tin tuc 24h) - Không chỉ thịt thú rừng mà rất nhiều mặt hàng khác cũng được bày bán la liệt từ chân chùa lên động Hương Tích giống như một “hội chợ thương mại”.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày





Chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Thế nhưng, năm này qua năm khác, nạn "cò" lừa đảo khách, việc bán thịt thú rừng vẫn diễn ra nhức nhối mà chính quyền địa phương không có biện pháp khắc phục.

Từ đầu cầu Vân Đình cho đến bến Đục chùa Hương đầy rẫy cảnh "cò" lượn lờ, chèo kéo khách với những lời lẽ "rót mật vào tai" nhằm gạ gẫm các du khách. Ban tổ chức lễ hội qui định giá vé thắng cảnh là 30.000đ/người (gồm cả phí bảo hiểm), tiền đò là 25.000đ/người (bao gồm ra-vào). Nhưng thực tế các chủ đò lấy giá khá cao: 80.000đ/người. Số "cò" này "còn múa mép" với du khách rằng đây là quy định của... Ban tổ chức lễ hội. Đến khi du khách xem giá vé niêm yết trên bảng thông báo mới ngã ngửa bị... lừa.

"Cò" đang "săn" khách
Chị Nguyễn Thị Lý, một khách du lịch đến từ Quảng Bình cho hay: "Tôi đi chùa Hương lần đầu, khi hỏi thăm đường vào chùa thì có nhiều người chạy đến vây quanh để "giúp đỡ", sau đó có một người đi trước dẫn đường, tôi cứ ngỡ người dân tốt bụng này hiếu khách nên làm thế, nhưng khi đến nơi anh ta đòi 100 ngàn tiền... chỉ đường, lúc này tôi biết mình bị lừa rồi, nhưng làm gì được họ?".

Không chỉ có vậy, đến cả tìm chỗ gửi xe cũng có "cò" đưa đi và sau đó tính tiền. Nhiều du khách không muốn bị chèo kéo hay mặc cả nơi cửa Phật nên đành phải trả tiền cho qua chuyện. Vào đến bến Đục thì các dịch vụ nhan nhản chỗ nào cũng mời mọc nhiệt tình, hỏi giá nhà trọ thì hét giá 400 ngàn đồng/người/ngày. Thậm chí đứng đâu, ngồi đâu cũng thấy "cò" đến hỏi thăm, giới thiệu quảng cáo về dịch vụ của mình khiến du khách ngao ngán.

Chùa, vốn là chốn cửa Phật thiêng liêng, nhưng từ khu bến Trò, nhan nhản các dãy nhà hàng bán thịt thú rừng, với cảnh tượng giết mổ hãi hùng. Thú rừng bị xâu, xẻo thịt chỉ còn trơ xương, treo lủng lẳng trên những cái móc. Hươu, nai, cầy hương, hoẵng, bê, gà, vịt… chỗ nào cũng có. Du khách ít kinh nghiệm dễ dàng mua phải thịt thú... lừa kiểu "treo dê bán chó" với cái giá... trên trời. Cầy hương lên tới 600 đến 700 nghìn đồng/kg, thịt nai 500 nghìn đồng/kg, thịt hoẵng rẻ nhất cũng 400 nghìn đồng/kg… Chiêu thức phổ biến nhất là lấy thịt bê giả thịt nai, thịt thỏ giả làm cầy vòi, chó giả hoẵng…

Tận mắt chứng kiến hàng loạt thú rừng bị giết thịt treo ngược dưới chân chùa, có những con thú chỉ còn bộ xương trơ, ruồi nhặng bu đầy vào mà người bán vẫn cứ bán, người mua vẫn cứ mua, xô bồ và hỗn loạn.

Không chỉ thịt thú rừng mà rất nhiều mặt hàng khác cũng được bày bán la liệt từ chân chùa lên động Hương Tích giống như một “hội chợ thương mại”. Các quán lớn nhỏ ở đây thả phanh "chặt chém" gấp lên 2-3 lần so với giá thị trường. Quần áo, giầy dép, bánh kẹo, củ quả, thuốc “thần dược”… được bày bán la liệt vô tội vạ ở đây.

Ngoài ra, chùa Hương còn nhức nhối nạn "chặt chém" ở hầu hết các dịch vụ, hoạt động mê tín dị đoan của những thầy bói nhằm móc túi du khách, rác thải vương vãi từ chân chùa lên động, gây mất vệ sinh và mỹ quan nơi đây. Điều lo sợ nhất của du khách khi lên chùa là nạn móc túi.

Đi chùa là để tĩnh tâm, chay tịnh thành tâm niệm phật, giúp người ta rũ bỏ mọi ưu phiền trần tục. Vậy mà chùa Hương đang bị thương mại hóa, với đầy rẫy những trò lừa đảo làm ô uế cửa Phật. Còn chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng năm nào cũng hứa, cũng "quyết tâm" loại bỏ những thứ đang làm vấy bẩn cửa Phật, nhưng tình hình xem ra tình hình xem ra vẫn chưa cải thiện được nhiều lắm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét